Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 3

    Hôm nay: 10

    Đã truy cập: 510108

TÀI LIỆU PHÁT THANH VỀ KIẾN THỨC, PHÁP LUẬT BẢO ĐẢMAN TOÀN THỰC PHẨM

NGUYÊN TẮC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 36 của Nghị định so 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:

NGUYÊN TẮC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THC PHẨM VÀ PHỐI HỢP HOẠT
ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN TH
C PHẨM

         Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 36 của Nghị định so 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:

1. Trên cơ sở các quy định của Luật An toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

  1. Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
  2. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.

  1. Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
  2. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
  3. Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
  4. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
  5. Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phm thực phm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
  6. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
  • Phối hợp trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 41 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phm:
  1. Các bộ quản lý ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có hiệu quả.
  2. Bộ Y tế chủ trì xây dựng chương trình thông tin giáo dục truyền thông

về an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế để thực hiện chương trình thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm.

          3. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động thanh tra, kim tra đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, các bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp.

4. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tố chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phm. Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm cung cấp đy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; phối hợp với Bộ Y tế điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phàm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

5. Khi phát hiện sản phm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của bộ, ngành khác vi phạm và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NN&PTNT

 

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm như sau:

         1. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 63 Luật an toàn thực phàm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

         2. Xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

         3. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.

         4. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khấu, kinh doanh đối với sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phàm thực phẩm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ'CP gồm các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm như sau: Ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư); rau, củ quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phấm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phấm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều; nông sản thực phẩm khác; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

         5. Tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phấm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

         6. Tổ chức cấp, phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phàm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại khoản 3, 4 của Điều này.

         7. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

         8. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các cơ sở kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

         9. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khấu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

         10. Công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG NGỌC- HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Ông Vương Huy Tưởng - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Thôn Uy Nam, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373676217

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa