Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 2

    Hôm nay: 38

    Đã truy cập: 509840

Bài viết giới thiệu điển hính thực hiện chuyển đổi số

ỦY BAN NHÂN DÂN                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  XÃ QUẢNG NGỌC                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BBT ĐÀI TRUYỀN THANH

 

BÀI VIẾT GIỚI THIỆU

VỀ ĐIỂN HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ

( Qua câu chuyện chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

xã Quảng Ngọc)

 

          Bài thứ nhất : Câu chuyện: Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn ở thôn Uy Nam xã Quảng Ngọc

          * Anh Hoàng Trung Kiên. Bắt đầu từ những chiếc điện thoại thông minh Điện thoại thông minh (ĐTTM) được kết nối internet trong những năm gần đây đã được sử dụng phổ biến ở những vùng nông thôn của Việt Nam. Đặc biệt là vùng xã trung tâm của huyện. trong đó có thôn Uy Nam xã Quảng Ngọc. Nếu như đa số người dân trong thôn Uy Nam sử dụng ĐTTM để “lướt” Facebook, Zalo hay xem tin tức, thì Anh  Hoàng Trung Kiên  lại sử dụng chiếc ĐTTM để học hỏi kỹ thuật sản xuất công giống rau, củ ,quả ( Giống xu hào, bắp cải, súp lơ, ....) Năm 2019, sau khi xem một chương trình hướng dẫn kỹ thuật trồng rau màu trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao trên kênh VTC16, anh  Hoàng Trung Kiên đã quyết định chuyển đổi 700m2 đất trồng cây trong vườn kém hiệu quả và 300 đất trồng  lúa kém hiệu quả  của gia đình sang trồng sản xuất các loại giống  ( Giống xu hào, bắp cải, súp lơ, ....)  với nhiều giống khác nhau. Việc mua hạt giống, xử lý đất, làm luống, chăm sóc, chăm sóc để cung cấp cho các hộ trong và ngoài xã; Anh đều liên hệ nhờ giúp đỡ về kỹ thuật từ chính các đơn vị cung ứng hạt giống thông qua điện thoại hoặc video trực tuyến. Với việc chuyển đổi cây trồng, cơ cấu lại mùa vụ và sự hỗ trợ kỹ thuật từ xa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh.

          Vào chính vụ, mỗi ngày chị xuất bán khoảng từ 1.000 đến 1.500 cây giống các loại ra thị trường vùng các xã cùng đồng bằng huyện Quảng Xương với giá 10.000/ 50 cây giống các loại;

          Còn khi trái vụ cũng có khoảng vài chục nghìn cây cung cấp ra thị trường giá bán lên tới 20.000 / 50 cây giống, giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và cây rau màu khác trong vườn.

          Không dừng lại ở việc tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, anh còn sử dụng điện thoại thông minh để giới thiệu, bán hàng trên mạng xã hội Facebook và Zalo. Anh chia sẻ: “Học hỏi kỹ thuật trực tuyến có thể thực hiện ở bất cứ chỗ nào, thời điểm nào miễn là có điện thoại kết nối internet. Đây là những ưu điểm mà thời gian qua bản thân tôi lựa chọn áp dụng để thay đổi phương thức sản xuất, trao đổi hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình”.

           Trong khi đó, anh cùng với một số gia đình làm cây giống trong vùng sử dụng ĐTTM để tìm hiểu khoa học kỹ thuật trên mạng hay sự trợ giúp trực tuyến từ những người bạn, những chuyên gia từ xa.

          Hai năm trước anh đã đi học hỏi tại vùng sản xuất cây giống tại làng tạnh thành phố Thanh Hóa, anh Kiên quyết tâm đầu tư  để xây dựng hệ thống vườn mẫu để sản xuất giống cây  rau củ.( Giống xu hào, bắp cải, súp lơ, ....)   Song do chưa có nhiều kinh nghiệm, nên việc chuyển đổi sản xuất từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ của anh đã gặp không it khó khăn, thậm chí thất bại thu nhập thấp, không vì thế mà anh bỏ cuộc;

           Anh Kiên quyết tâm dùng ĐTTM để kết nối với các chuyên gia, kỹ sư trồng trọt, với những nông dân cùng sản xuất theo cách thức như anh ở các địa phương khác để trao đổi, học tập kinh nghiệm. Nhờ đó anh đã tiếp thu được những kỹ thuật mới: từ khâu làm đất, chọn giá thể, chọn giống, điều chỉnh nhiệt độ bằng ánh điện, tưới nhỏ giọt, điều trị sâu bệnh, chăm sóc cây trồng, thu hoạch...bán ra thị trường có nhiều phương thức khác nhau;  

          Anh còn chụp ảnh quy trình sản xuất cây giống của mình đăng trên trang Facebook, Zalo cá nhân hoặc cho xem qua phương thức gọi video trực tuyến, các mặt hàng nông sản của anh Thành như: bắp cải, su hào, cà chua,....

Mặc dù năm 2021 và đầu năm 2022  bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng nhờ có sự điều chỉnh kịp thời về sản xuất nên doanh thu năm 2022 của anh Thành vẫn đạt hơn 100 triệu đồng, tăng khoảng 50 triệu đồng so với năm 2021.

          Từ đó anh quyết định liên kết với hợp tác xã Nông nghiệp xã Quảng Ngọc để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả của gia đình sang trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cây giống ( Giống xu hào, bắp cải, súp lơ, ....) để xây dựng mô hình canh tác theo hướng áp dụng công nghệ cao trên diện tích được mở rộng từ 2.000m2 đến 2.500.000m2, áp dụng công nghệ phủ bạt trên bề mặt luống, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động…, nhờ đó nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát góp phần giảm nhân công, tăng năng suất lao động, hạn chế sâu bệnh.

          Ngoài ra, HTX phối hợp thống nhất chỉ sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng rau, quả, củ. Khi đã có sản phẩm, HTX cũng rất chú trọng ứng dụng công nghệ để xây dựng nhãn hiệu và tiếp thị sản phẩm. Các mặt hàng nông sản được chào bán trên “chợ online” qua mạng xã hội hay website riêng, góp phần tiếp cận nhanh, rộng thị trường trong và ngoài xã mở rộng thị trường sang các bạn khác; đã tận dụng lợi thế của thương mại điện tử và sức mạnh của mạng xã hội để giới thiệu, bán cây giống trực tuyến;

          Dự kiến trong thời gian tới mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh, coi đây là hướng đi cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Chẳng hạn, HTX Nông nghiệp Quảng Ngọc phối hợp với các nhà khoa học để  Ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất và kinh doanh, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các nông hộ trong hợp tác xã; giúp thay đổi tư duy quản lý, sản xuất, kinh doanh.

          Từ đó để mở rộng mô hình sản xuất cây ra màu có giá trị kinh tế cao ngay trên mảnh đất quê hương Quảng Ngọc để phục vụ nhân dân trong vùng và mở rộng sản xuất áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc nông sản. Với cách làm này,  với cây giống và các nông sản trong vùng xẽ được quảng bá rộng rãi và dần có chỗ đứng tại các thị trường;

           * Những hợp tác xã thức thời liên kết với các hộ sản xuất trong vùng trên đất nông nghiệp tạo ra những mặt hàng lợi thế của địa phương.  Đó chính là những “viên gạch đầu tiên” trên con đường chuyển đổi số đầy mới mẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của tập thể và  cá nhân, cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có của xã Quảng Ngọc- huyện Quảng Xương- thanh Hóa./.

          Nội dung bài này: Của ban biên tập đài truyền thanh xã Quảng Ngọc tháng 10 năm 2022;

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG NGỌC- HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Ông Vương Huy Tưởng - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Thôn Uy Nam, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373676217

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa