Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 4

    Hôm nay: 9

    Đã truy cập: 510107

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 39 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm như sau:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 39 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm như sau:

          1. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 64 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

          2. Xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm trong Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

          3. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phấm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phấm thực phấm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/ND-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ gồm các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm sau: bia; rượu, cồn và các đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phấm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

          4. Quản lý an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác.

          5. T chức cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

          6. Tổ chức cấp, phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tố chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phàm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

          7. Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phấm.

          8. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các cơ sở kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

          9. Chỉ định cơ quan kim tra nhà nước về an toàn thực phm nhập khấu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

 

QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO ATTP

 

Điều 55, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn, như sau:

1.                   Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường họp sau đây:

a)       Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

b)        Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c)        Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;

d)       Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

e)                  Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

2.                   Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:

a)       Thu hồi tự nguyện do tỗ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;

b)       Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối vớỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

3.       Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:

a)        Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;

b)        Chuyển mục đích sử dụng;

c)        Tái xuất;

d)                  Tiêu hủy.

4.                  Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử ỉý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

5.       Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:

a)                  Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

b)                  Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;

c)         Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẳm quyền do pháp luật quy định;      

d)     Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hương nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phấm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.

6.     Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG NGỌC- HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Ông Vương Huy Tưởng - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Thôn Uy Nam, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373676217

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa