image banner
  • BÀI TUYÊN TRUYỀN 4 KHUYẾN CÁO VÀ 6 THÔNG HIỆP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

    Bệnh tiêu chảy cấp ngụy hiểm lây lan nhanh, dễ tử vong nhưng có thể đề phòng được; để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo các nội dung sau.  

  • BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA BÃO LỤT

    Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, bão lụt và các thay đổi bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào thực phẩm. Trong mùa, bão lụt, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế; Lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng có thể gây ngộ độc thực phẩm; nguồn nước có thể bị ổ nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn.

  • QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

    Luật an toàn thực phẩm được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật an toàn thực phẩm bao gồm 11 chương và 72 điều. Tại Điều 9 quy định Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm như sau.

  • QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

    Trước tình hình ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm chức năng, ngày 24/11/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

  • CHỈ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

    Nước là thành phần rất quan trọng cho sự sống. Con người có thệ duy trì sự sống khi không có thực phẩm khoảng 30 ngày, nhưng chỉ có thể tồn tại được trong 3-5 ngày trong điều kiện hoàn toàn không có nước. Nước cần thiết để duy trì sự sống và là môi trường sống của nhiều sinh vật và vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh như: phẩy khuẩn tả, các vi khuẩn gây tiêu chảy; gây bệnh dịch hạch cho người; gây sốt viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh và người lớn, gây sẩy thai ở phụ nữ có thai; các virut gây bệnh như: virut viêm gan A, E, virut đường ruột gây tiêu chảy...các động vật nguyên sinh gây bệnh lỵ, lỵ amip và các trứng giun sán gây ra các bệnh, giun sán; kim loại nặng và các tác nhân hóa học khác...

  • ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

    Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Là loại thức ăn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhanh nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng từ thịt, cá, rau, quả đến hạt, củ, đồ ướp lạnh, quay, nướng... loại nào cũng có va đáp ứng được cho khách hàng. Xong nếu người tiêu dùng sử dụng phải thức ăn đường phố không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính và các bệnh truyền qua thực phẩm.

  • BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

    Đảm bảo an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, phát triển trí tuệ, tầm vóc ngươi Việt Nam. Ngày 08/7/2008, Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên bộ số 08/2008/TTLB-BYT-BGDĐT về hướng dẫn cồng tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Nội dung công tác như sau:  

  • BÀI TUYÊN TRUYỀN NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM THEO LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

    Luật an toàn thực phẩm được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật an toàn thực phẩm bao gồm 11 chương và 72 điều. Tại Điều 5 quy định Những hành vi bị cấm như sau:  

  • BÀI TUYÊN TRUYỀN XỬ LÝ KHI CÓ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM XẢY RA

    Ngộ độc thực phẩm là một trong các tình huống của sự cố về an toàn thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thu thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc. Thuật ngữ ngộ độc thực phẩm nói về một hội chứng cấp tính, xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng nhũng triệu chứng dạ dày - ruột (nôn, đau bụng, ỉa chảy,...) và những triệu chứng khác tùy theo đặc điểm của từng loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động,...).  

  • HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (10 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm)

    HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (10 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm) 1. Chọn thực phẩm tươi sạch - Phải chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ; thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi; cá và thủy sản phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn, ôi.  - Thực phẩm đóng hộp hoặc đóng góỉ phải đảm bảo, ghi nhãn hàng hóa đầy đủ nội dung theo quy định và còn thời hạn sử dụng, không chọn mua thực phẩm đóng hộp bị méo, phồng hay gỉ.  - Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc; các loại thực phẩm lạ chưa biết rõ nguồn gốc; các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế chơ phép sử dụng.  

image advertisement
VIDEO
Thông báo
image advertisement
image advertisement
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG NGỌC - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG -TỈNH THANH HÓA
Địa chỉ: Xã Quảng Ngọc - Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa
Người phát ngôn: Ông Vương Huy Tưởng - Chủ tịch UBND xã.
Bản quyền thuộc về: Xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa.
image banner